Tết nay tinh giản. Tặng gì để bày tỏ lòng tri ân và cầu chúc vạn sự may mắn? | Vietcetera
Billboard banner

Tết nay tinh giản. Tặng gì để bày tỏ lòng tri ân và cầu chúc vạn sự may mắn?

Sông Cái Distillery gửi gắm thông điệp: "Năm 2021 sẽ là năm tất cả chúng ta gặt hái thành quả của sự chăm chỉ, hy sinh, siêng năng đã gieo trồng từ năm trước."
Tết nay tinh giản. Tặng gì để bày tỏ lòng tri ân và cầu chúc vạn sự may mắn?

Nguồn: Sông Cái Distillery

Sông Cái Distillery

Năm 2020 cuối cùng cũng qua đi, ai ai cũng đang đặt niềm tin và hy vọng vào năm Tân Sửu 2021 tươi sáng hơn. Khi cuộc sống hiện tại có sự can thiệp của công nghệ, lời chúc hay mọi mong mỏi của mọi người dường như đều xoay quanh về các từ khoá như "siêu tốc", "phi mã".

alt
Trong hộp quà Tết Tân Sửu là tinh hoa dân gian được Sông Cái gói ghém tỉ mỉ, ưu tiên làm thủ công — từ chất liệu giấy, hoạ tiết, bộ sản phẩm đi kèm cho đến hương vị của rượu. | Nguồn: Sông Cái Distillery.

Nhiều người cho rằng hình ảnh con trâu kềnh càng, chậm chạp và lỗi thời. Nhưng bao đời, con trâu luôn gắn bó với người con đất Việt xuyên suốt hành trình dựng xây cơ ngơi. Trâu hiền lành, chăm chỉ, khoẻ mạnh. Trâu tượng trưng cho ước vọng về mùa màng tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc, sức mạnh và tinh thần thượng võ của người Việt.

Vì thế, với hình ảnh Kim Ngưu (Trâu Vàng) được khắc hoạ trên hộp quà Tết 2021, Sông Cái Distillery muốn gửi gắm thông điệp: "Năm 2021 sẽ là năm tất cả chúng ta gặt hái thành quả của sự chăm chỉ, hy sinh, siêng năng đã gieo trồng từ năm trước."

Đi cùng câu chúc, ta nên trao nhau các món quà nào?

Thời nay, tục tặng quà ngày Tết không còn khắt khe như ngày xưa. Thế mà, cứ bước qua năm mới, trong thâm tâm của những con người hiện đại chúng ta vẫn mong được biếu nhau những món quà mang phước, mang lộc.

  • Cây hoa mùa xuân: Mai, đào, cúc vàng, cây quất, cây trúc, cúc… là những loại cây, hoa nở rộ đầu năm. Ngoài ra, từ tên gọi, sự tích cho đến hình dáng, chúng mang ý nghĩa cầu chúc sự phát tài, may mắn, phồn thịnh, sức khỏe, ấm áp đoàn viên.
  • Câu đối đỏ, tranh dân gian: Câu đối đỏ thể hiện niềm tin mong ước thành sự thật và mọi sự “thuận buồm, xuôi gió”. Tặng tranh dân gian là gửi lời chúc cho gia chủ một năm phát tài lộc, cuộc sống đủ đầy và vạn sự như ý.
  • Rượu: Người xưa tặng nhau những bầu rượu ngon trong ngày tết vì cho rằng đó là nơi chứa đựng tinh hoa đất trời. Bầu rượu mang ý nghĩa sung túc, phồn vinh cho gia chủ trong năm mới.
  • Các loại bánh mứt, gạo mới: Con cái tặng ông bà, cha mẹ gạo mới thơm lừng để nấu cơm, nấu xôi cúng tổ tiên, thể hiện mong muốn ông bà cha mẹ sẽ có cuộc sống sung túc, no đủ cả năm. Tặng nhau một đôi bánh chưng, một cặp bánh tết là để bày cúng tổ tiên, cầu chúc sự no đủ, sung túc trong năm mới.
  • Đồ vật có tông đỏ: Màu đỏ tươi hay đặc trưng hơn là màu hồng điều (hồng sẫm) được dùng nhiều trong các bức tranh lẫn các món đồ dân gian như bao lì xì, vật treo trang trí cây,... với mục đích cầu mong sự may mắn, phồn thịnh và hạnh phúc.

Sông Cái Distillery ra đời với sứ mệnh tiếp nối những giá trị và câu chuyện văn hoá. Lẽ dĩ nhiên, trong hộp quà Tết Tân Sửu, họ gói ghém những câu chúc may mắn, tài lộc thông qua bộ sản phẩm, hoạ tiết trang trí.

Hộp quà Tết tái hiện hoạ tiết Kim Ngưu, tranh Hàng Trống và dải lụa hồng điều.

Nắp Hộp quà Tết 2021 của Sông Cái được in trên chất liệu giấy Dó. Đây là một loại giấy thủ công truyền thống của Việt Nam được làm từ cây Dó.

alt
Hộp quà Tết Tân Sửu của Sông Cái bày tỏ sự tôn kính và tri ân với các di sản của dân tộc.| Nguồn: Sông Cái Distillery

Quy trình làm giấy Dó kỳ công vô cùng. Để làm ra được một tờ giấy Dó, nghệ nhân phải tỉ mỉ từ lúc cắt thân cây về, mang đi hấp, tách bỏ, gọt bẩn, đập vỏ để tách sợi. Sau đó họ mới cho vào khung ép rồi đem phơi nắng.

Giấy Dó bền và dai. Cùng với đặc tính chống côn trùng vốn có, giấy Dó thậm chí có thể tồn tại tới hàng trăm năm.

Trên tờ giấy Dó, Sông Cái dùng màu Hồng Điều để tái hiện lại tác phẩm tranh dân gian, “Canh Nông Vi Bản” kết hợp cùng các motif của tranh Hàng Trống nói chung.

alt
Sông Cái tái hiện lại tác phẩm tranh dân gian, “Canh Nông Vi Bản” kết hợp cùng các motif của tranh Hàng Trống nói chung. | Nguồn: Sông Cái Distillery.

Tết này, thay vì màu xanh chàm đặc trưng, Sông Cái truyền tải thêm một tầng thông điệp khác thông qua màu Hồng Điều.

Khác với màu đỏ tươi ngày nay vốn không có sẵn nguyên liệu để tạo màu in, nhuộm trong tự nhiên, màu Hồng Điều vốn được dùng vào thời cổ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Sắc hồng sẫm này được làm từ đất son – một chất tạo màu tương tự như đất sét.

Màu Hồng Điều cũng là một trong năm màu sắc chủ đạo trong tranh Hàng Trống.

Tác phẩm “Canh Nông Vi Bản” (Nghề Nông là Căn Bản) là một trong những bức tranh đại diện cho nền văn minh lúa nước nhiều đời của nước ta.

Tranh trên nắp hộp tôn vinh nghề trồng lúa nước bằng việc khắc hoạ hình tượng Kim Ngưu, cây lúa và dải lụa hồng điều.

“Con trâu là đầu cơ nghiệp.” Con trâu là biểu tượng văn hóa. Nó đi theo sự phát triển của nước nhà từ bao đời. Nó gắn bó với nền nông nghiệp và sự ấm no của bà con.

Dải lụa hồng điều uốn lượn mềm mại tượng trưng cho dòng sông mẹ chảy qua khắp mọi miền đất. Nó thể hiện tinh thần đồng bào gắn kết, sự phóng khoáng và trù phú từ vùng cao đến miền xuôi.

Ngoài ra, bức tranh trên nắp hộp còn được tô điềm của Quốc Hoa của Việt Nam, hoa sen. Hoa sen đại diện cho sự thuần khiết, lạc quan, và lòng tự tôn dân tộc.

Bộ sản phẩm đi kèm: Bao lì xì, que khuấy bằng tre và chén đong bằng sứ Bát Tràng

Nếu nắp hộp là sự kết hợp của giấy Dó, màu Hồng Điều, hoạ tiết của tranh Hàng Trống, thì các món đồ được đặt ngay ngắn trong hộp thể hiện cái hồn của dân tộc bằng các chất liệu đáng quý khác.

alt
Trong hộp quà còn kèm theo bộ bao lì xì và postcards giải thích ý nghĩa thông điệp, được đặt trong phong bì bằng giấy dó có in hình phiên bản đặc biệt Tết Tân Sửu 2021. Nguồn: Sông Cái Distillery

Cặp chén sứ đong trong hộp quà được làm bằng sứ Bát Tràng — thương hiệu gốm-sứ với bề dày lịch sử hơn 500 năm, được ưa chuộng từ trong dân gian đến cung đình, được dùng làm quà biếu đến đồ cống phẩm ngoại giao.

Từng món gốm-sứ Bát Tràng đều được nhào nặn, hun đúc thủ công mang theo các câu chuyện, triết lý dân gian.

alt
Bộ sản phẩm đi kèm thể hiện cái hồn của dân tộc bằng các chất liệu đáng quý khác. | Nguồn: Sông Cái Distillery.

Tiếp đến là que khuấy để pha chế. Thay vì sử dụng chất liệu hiện đại như thép không gỉ, que khuấy của Sông Cái được làm bằng tre.

Cây tre chiếm một vị trí sâu sắc và lâu bền trong văn hoá của người Việt. Đứa con đất Việt nào chả biết đến bài thơ:

“Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.

Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu. [...]"

Rượu Sông Cái Dry Gin — Tinh tuý núi rừng Tây Bắc cầu mong năm mới sung túc, phồn vinh

Ông bà xưa luôn biết cách tìm kiếm và thử nghiệm các món quà từ đất mẹ. Không làm gì cao siêu, họ chỉ dùng chúng vào cuộc sống dung dị hằng ngày — làm gia vị, thuốc, trà,...

Trân trọng và kế thừa truyền thống của thế hệ đi trước, Sông Cái Distillery chỉ ưu tiên các loại hương liệu, thảo mộc địa phương đặc trưng để ủ nên dòng gin đầu tiên của Việt Nam.

alt
Vỏ bưởi Diễn được dùng trong Sông Cái Dry Gin. | Nguồn: Sông Cái Distillery.

Những nguyên liệu bản địa: cam thảo, nghệ, Mắc Khén, Mắc Mật, tiêu đen,… đều được thu hoạch thủ công vào thời điểm thích hợp nhất với từng nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng.

Để giữ được trọn vẹn nhất hương lẫn vị vốn dĩ của nguyên liệu, Sông Cái sử dụng kỹ thuật chưng cất trực tiếp trên bếp lửa, một phương pháp truyền thống lâu đời của người dân tộc.

alt
Để giữ được trọn vẹn nhất hương lẫn vị vốn dĩ của nguyên liệu, Sông Cái sử dụng kỹ thuật chưng cất trực tiếp trên bếp lửa, một phương pháp truyền thống lâu đời của người dân tộc. | Nguồn: Sông Cái Distillery.

Thưởng thức rượu là chuỗi cảm nhận từ các giác quan. Trong năm giác quan, khứu giác có khả năng gợi nhớ mạnh mẽ nhất.

Vì lẽ đó, ngửi để cảm nhận mùi hương vốn là bước mở đầu quan trọng.

Với Sông Cái Dry Gin, những nốt hương đầu tiên vừa quen lại vừa lạ: hương vỏ cam quýt pha chút mật, mùi gỗ thông tươi mới đi cùng với mùi gia vị, mùi rễ cây nồng ấm, đậm đà, và đâu đó điểm xuyết mùi quả mọng tựa vải thiều chín.

Sau đó là chuyến thưởng ngoạn của vị giác. Đây là lúc sự ấn tượng lẫn sự hoài niệm được đọng lại chậm hơn, sâu hơn.

Khi nhâm nhi một ngụm Sông Cái Dry Gin, bạn có thể cảm nhận được trong vòm miệng là hương thông tươi mát thoang thoảng, tiếp đến là vị ngọt bùi của quả và Cam Thảo núi, vị cay và tê nhẹ của tiêu núi. Đọng lại là các hương và vị của trái cây khô, của gia vị nồng ấm và của mùi gỗ đậm đà cùng rễ ngọt.

alt
"Năm 2021 sẽ là năm tất cả chúng ta gặt hái thành quả của sự chăm chỉ, hy sinh, siêng năng đã gieo trồng từ năm trước." | Nguồn: Sông Cái Distillery.

Không dùng để nhậu đến say bí tỉ, Gin là dòng rượu cần được nhâm nhi để thưởng thức từng chút một các tầng hương vị.

Với bộ sản phẩm đi kèm cùng 4 công thức đơn giản có thể pha chế tại nhà, Sông Cái Distillery khuyến khích mọi người sáng tạo nên những món uống từ Sông Cái Dry Gin tùy theo sở thích. Tết này, đặt trên bàn là các chung rượu vừa quen, vừa lạ có thể sẽ khiến buổi ôn chuyện đầu năm thêm rôm rả, ấm cúng.