26 Thg 08
Đạo diễn, Tác giả sách, Nhà sáng lập và Cố vấn Lotus Gallery - bà Xuân Phượng - sinh năm 1929, đến nay đã hơn 90 tuổi. Người ta nói cuộc đời bà trải qua 2 chương lớn: 60 năm đầu hy sinh cho Cách mạng, 30 năm sau thăng trầm đưa mỹ thuật Việt Nam đến với thế giới. 16 tuổi, cô nữ sinh Xuân Phượng giấu gia đình để bí mật theo Cách mạng. Trong những năm ở chiến trường, Xuân Phượng trở thành một trong 3 người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chế tạo ra thuốc nổ, vừa đảm nhận các vai trò bác sĩ, phiên dịch, ký giả và đạo diễn chiến trường,… Đến 1989, ở tuổi nghỉ hưu, bà quyết định sang Pháp tiếp tục tìm kiếm những điều mới mẻ. Ở đây, bà Xuân Phượng nhận thấy dường như thế giới chỉ biết đến hình ảnh Việt Nam qua những cuộc chiến tranh. Mong muốn thay đổi điều này, bà đã nhận ra cách tốt nhất để quảng bá đất nước, văn hóa, con người là thông qua tranh ảnh. Vì vâỵ, bà tham gia, tổ chức nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật và mở một phòng tranh của riêng mình mang tên Lotus Gallery. Bên cạnh đó bà cũng là tác giả cuốn hồi ký Gánh Gánh... Gồng Gồng kể lại những thăng trầm của một cuộc đời đáng người mộ. Cuốn sách dài hơn 300 trang này xuất sắc giành được 2 giải thưởng quan trọng của Hội Nhà Văn và truyền cảm hứng sống một cuộc đời đầy khát vọng cho biết bao bạn trẻ. Hãy chuẩn bị thức uống yêu thích và cùng host Thùy Minh lắng nghe về cuộc đời KHÔNG TƯỞNG của “người phụ nữ thép” trong ngành mỹ thuật Việt Nam - bà Xuân Phượng.Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera
Đạo diễn, Tác giả sách, Nhà sáng lập và Cố vấn Lotus Gallery - bà Xuân Phượng - sinh năm 1929, đến nay đã hơn 90 tuổi. Người ta nói cuộc đời bà trải qua 2 chương lớn: 60 năm đầu hy sinh cho Cách mạng, 30 năm sau thăng trầm đưa mỹ thuật Việt Nam đến với thế giới.
16 tuổi, cô nữ sinh Xuân Phượng giấu gia đình để bí mật theo Cách mạng. Trong những năm ở chiến trường, Xuân Phượng trở thành một trong 3 người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chế tạo ra thuốc nổ, vừa đảm nhận các vai trò bác sĩ, phiên dịch, ký giả và đạo diễn chiến trường,…
Đến 1989, ở tuổi nghỉ hưu, bà quyết định sang Pháp tiếp tục tìm kiếm những điều mới mẻ. Ở đây, bà Xuân Phượng nhận thấy dường như thế giới chỉ biết đến hình ảnh Việt Nam qua những cuộc chiến tranh. Mong muốn thay đổi điều này, bà đã nhận ra cách tốt nhất để quảng bá đất nước, văn hóa, con người là thông qua tranh ảnh. Vì vâỵ, bà tham gia, tổ chức nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật và mở một phòng tranh của riêng mình mang tên Lotus Gallery.
Bên cạnh đó bà cũng là tác giả cuốn hồi ký Gánh Gánh... Gồng Gồng kể lại những thăng trầm của một cuộc đời đáng người mộ. Cuốn sách dài hơn 300 trang này xuất sắc giành được 2 giải thưởng quan trọng của Hội Nhà Văn và truyền cảm hứng sống một cuộc đời đầy khát vọng cho biết bao bạn trẻ.
Hãy chuẩn bị thức uống yêu thích và cùng host Thùy Minh lắng nghe về cuộc đời KHÔNG TƯỞNG của “người phụ nữ thép” trong ngành mỹ thuật Việt Nam - bà Xuân Phượng.
Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera