Đổi mới sáng tạo là cốt lõi của nền kinh tế theo yêu cầu ở Việt Nam | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
27 Thg 04, 2022
Xu Hướng Kinh Doanh

Đổi mới sáng tạo là cốt lõi của nền kinh tế theo yêu cầu ở Việt Nam

KPMG, quỹ đầu tư VinaCapital, OnPoint E-commerce, và Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (VNSIF) đã cùng thảo luận về nền kinh tế theo yêu cầu ở Việt Nam.
Đổi mới sáng tạo là cốt lõi của nền kinh tế theo yêu cầu ở Việt Nam

Phiên thảo luận về nền kinh tế theo yêu cầu đã diễn ra vào ngày 14/4 vừa qua. | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Khái niệm “nền kinh tế theo yêu cầu” (on-demand economy) ra đời trên cơ sở đáp ứng ngay tức thời nhu cầu của người tiêu dùng, mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng, và đơn giản. Sự nở rộ của các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế theo yêu cầu chính là kết quả của quá trình nhiều năm đổi mới công nghệ và hệ quả từ sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng.

Trong năm 2020, dân số Việt Nam là 97,58 triệu, trong đó có 54,6 triệu người đang ở độ tuổi lao động. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tầng lớp trung lưu tăng nhanh nhất. Khoảng 70% dân số đã được tiếp cận với Internet và biết sử dụng Internet để tham gia các phương tiện truyền thông xã hội cũng như mua bán sản phẩm.

Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin - truyền thông trong nhiều lĩnh vực, cùng với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong ngành thương mại điện tử, nền kinh tế theo yêu cầu ở Việt Nam hiện có triển vọng phát triển hơn bao giờ hết.

Ngày nay, khách hàng ưu tiên sự tiện lợi, nhanh chóng, và đơn giản. Do đó, nhiều công ty đang cố gắng tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, đơn giản hóa các quy trình đặt hàng và cải thiện tốc độ giao hàng. Các phương thức thanh toán trực tuyến và không tiếp xúc cũng được ưa chuộng hơn, nên số giao dịch trong năm 2020 đã tăng tới 344,4%. Ngoài ra, giáo dục trực tuyến tại Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng, dự kiến sẽ đạt 3 tỷ đô la vào năm 2023.

Trong phiên thảo luận vào ngày 14/4, ông Hoàng Đức Trung (Partner của Quỹ Đầu tư Vinacapital), Nguyễn Huy Hoàng (Giám đốc Kinh doanh của OnPoint E-commerce); Cris Duy Trần (Nhà đồng sáng lập FAM Central và Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia VNSIF), Nguyễn Tuấn Hồng Phúc (Partner của KPMG Việt Nam) cùng host Hảo Trần (CEO của Vietcetera) đã cùng bàn luận về các cơ hội và thách thức của nền kinh tế theo yêu cầu.

Cú “thúc” của đại dịch lên nền kinh tế theo yêu cầu

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã tác động đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng: Họ muốn được đáp ứng dịch vụ ngay lập tức chỉ với vài thao tác đơn giản, bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. Ông Hồng Phúc, Partner của KPMG Việt Nam, nhấn mạnh rằng công nghệ là yếu tố chính trong việc thúc đẩy nền kinh tế theo yêu cầu.

Ông Đức Trung, Partner của Quỹ Đầu tư Vinacapital, cho biết mô hình kinh tế theo yêu cầu bao gồm hai mặt: "Đối với người dùng, họ muốn được hưởng dịch vụ một cách tiện lợi và tức thì. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, họ có thể sử dụng đòn bẩy công nghệ để mở rộng dịch vụ, cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu suất kinh doanh."

Ocircng Nguyễn Tuấn Hồng Phuacutec Partner của KPMG Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của cocircng nghệ trong nền kinh tế theo yecircu cầu Nguồn Tiacuten Phugraveng cho Vietcetera
Ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc. Partner của KPMG Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ trong nền kinh tế theo yêu cầu. | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Hiện thương mại điện tử tại Việt Nam đang có quy mô 12 triệu đô la. Theo báo cáo mới nhất của​​ Google, vào năm 2025, quy mô thị trường tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ lên tới khoảng 30 triệu đô la và trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai ở Đông Nam Á, ngay sau Indonesia. Đó là lý do tại sao nhiều công ty đang đầu tư vào hai quốc gia này để hướng tới nền kinh tế theo yêu cầu.

Đại dịch cũng ảnh hưởng đến ngành thương mại điện tử, thậm chí đẩy nhanh tốc độ hiện thực hoá "tương lai thương mại điện tử" Việt Nam từ 2 đến 3 năm. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Kinh doanh tại Onpoint E-Commerce, cho biết: "Tất cả các hệ sinh thái của thương mại điện tử phải nhanh chóng bắt kịp các xu hướng tại Việt Nam. Một điều cần lưu ý về người tiêu dùng ở Việt Nam là sự tiện lợi không chỉ đến từ các sàn thương mại điện tử mà còn từ các cửa hàng vật lý. Do đó, những doanh nghiệp đang kinh doanh trực tiếp có thể kỹ thuật số hóa dịch vụ để kinh doanh trực tuyến nhanh hơn."

Đồng tình với ông Hoàng, ông Trung cũng nói thêm rằng, ngoài đại dịch thì chuyển đổi kỹ thuật số vốn đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, cũng là động lực thúc đẩy sự nở rộ của nền kinh tế theo yêu cầu. Ông cho biết: "Ngành ngân hàng trong đại dịch thiết lập rất nhiều ki-ốt tích hợp công nghệ sinh trắc học hoặc ki-ốt tự phục vụ không cần sự tương tác của con người. Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ, kéo theo những lĩnh vực khác cùng hưởng ứng."

Vô vàn thách thức phía trước

Mặc dù có nhiều cơ hội đang chờ đón, các doanh nghiệp vẫn có thể đối mặt với nhiều thách thức khi cố gắng thích nghi với nền kinh tế theo yêu cầu. Ông Hồng Phúc chỉ ra, để gia nhập nền kinh tế theo yêu cầu, các doanh nghiệp phải sở hữu nhiều năng lực khác nhau. "Kinh tế theo yêu cầu không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn về mô hình hoạt động, dữ liệu và độ hiểu biết. Đáp ứng được những yêu cầu này thì mới thành công trên sân chơi mới. Chỉ khi chú trọng phát triển các quy trình ẩn phía sau thì mới có thể mang đến trải nghiệm làm hài lòng người tiêu dùng."

Về những vấn đề từ phía thương hiệu, ông Trung của VinaCapital cũng chỉ ra rằng, còn nhiều công ty ở Việt Nam vẫn giữ cách tư duy và lối hoạt động cũ. Vì thế khi mọi thứ thay đổi quá nhanh, họ chưa sẵn sàng để linh hoạt chuyển đổi định hướng và vận hành của công ty.

Theo ông Hoàng của OnPoint E-commerce, nắm bắt và theo kịp chuyển đổi kỹ thuật số là rất cần thiết tại thời điểm này. "Cơ sở hạ tầng, tư duy và khả năng biến dữ liệu thành hành động thiết thực là những thách thức chính mà doanh nghiệp phải đối mặt để bắt kịp xu hướng theo yêu cầu."

Theo ocircng Hoagraveng của OnPoint Ecommerce nắm bắt vagrave theo kịp chuyển đổi kỹ thuật số lagrave rất cần thiết tại thời điểm nagravey Nguồn Tiacuten Phugraveng cho Vietcetera
Theo ông Hoàng của OnPoint E-commerce, nắm bắt và theo kịp chuyển đổi kỹ thuật số là rất cần thiết tại thời điểm này. | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Nền kinh tế theo yêu cầu, ở một khía cạnh, có thể hiểu là giao hàng nhanh chóng. Điều này khiến các doanh nghiệp ngộ nhận rằng cần lưu trữ hàng tồn kho đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khi đại dịch ập đến khiến mọi thứ bị đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị gián đoạn nghiêm trọng. Rút kinh nghiệm để tránh vấn đề này tái xảy ra trong tương lai, ông Phúc khuyên các công ty nên đa dạng hóa hơn chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng.

"Rất nhiều nguyên vật liệu dùng trong sản xuất đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng sau khủng hoảng trong đại dịch vừa qua, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những nguồn cung ứng khác. Họ đang xem xét việc nội địa hóa, đa dạng hóa, và lên chiến lược để giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng."

Bên cạnh các công ty B2C (Business-to-consumer: giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng), B2B (Business-to-business: giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế theo yêu cầu.

Chuyển đổi kỹ thuật số cần sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp mới có thể tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về nền kinh tế theo yêu cầu. Theo ông Trung, chính phủ có thể sử dụng phương thức B2B để làm hài hòa chuỗi cung ứng và cân bằng xuất/nhập khẩu. "Chỉ khi thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tập đoàn lớn thì thực hiện theo yêu cầu mới mang lại hiệu quả lâu bền."

Khi đánh giá khả năng gia nhập nền kinh tế theo yêu cầu của các công ty Việt Nam, ông Cris Duy Trần, nhà đồng sáng lập FAM Central và Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia, cho rằng có hai yếu tố mà các startup trong lĩnh vực này cần tập trung: Mô hình kinh doanh vững chắc và có khả năng mở rộng.

Thực tế, rất nhiều thương hiệu lớn ở Việt Nam thường không có nguồn lực nội bộ để quản lý các sàn thương mại điện tử và hệ thống chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Chính vì vậy, các diễn giả trong chương trình cũng nhấn mạnh, nếu thương hiệu muốn phát triển vững chắc trong nền kinh tế theo yêu cầu thì phải có sự hợp tác với các chuyên gia bên ngoài.

Xem lại phiên thảo luận này tại trang Facebook của KPMG OnDemand Vietnam.

Chuyển ngữ bởi Bích Trâm