Benjamin Joe, VP của Meta, nói về tầm nhìn của Meta về bức tranh thế giới ảo | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Benjamin Joe, VP của Meta, nói về tầm nhìn của Meta về bức tranh thế giới ảo

Trong tập này của podcast Vietnam Innovators, ông Benjamin Joe, VP phụ trách các Thị trường mới nổi và Đông Nam Á của Meta, bàn về cơ hội mà metaverse mang lại và tương lai của kết nối trực tuyến.
Benjamin Joe, VP của Meta, nói về tầm nhìn của Meta về bức tranh thế giới ảo

Metaverse mở ra cơ hội khổng lồ cho các nước có đông đảo người sử dụng Internet như Việt Nam.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Podcast Vietcetera | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Khi Facebook đổi tên thành Meta vào tháng 10 năm ngoái, cả thế giới gần như xôn xao về đề tài “metaverse”. Theo Polygon, metaverse là một không gian ảo với đồ hoạ có tính chân thật cao, nơi mọi người có thể làm việc, vui chơi, mua sắm, và giao lưu với nhau. Không còn là một khái niệm viễn tưởng về thế giới song song trong tiểu thuyết, metaverse đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.

Vẫn còn không ít băn khoăn và ngờ vực xoay quanh metaverse. Nhưng theo Meta (trước đây là Facebook) cũng như những gã công nghệ khổng lồ khác đang khai thác metaverse, thế giới ảo thật ra không xa lạ đến vậy. Metaverse đã có mặt và trở thành một phần quan trọng trong đời sống của chúng ta. Mọi người dần sinh hoạt, họp mặt, làm việc – gần như làm mọi thứ cùng nhau ở metaverse hơn là ở thế giới thực.

Nhưng không chỉ được dùng để xây dựng các mối quan hệ xã hội, giải trí hoặc chơi game, metaverse còn mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Những công cụ và tính năng trên Meta tạo thành một hệ sinh thái giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều cơ hội mới và phát triển nhanh hơn.

Trong tập này của podcast Vietnam Innovators, ông Benjamin Joe, Phó Chủ tịch Meta phụ trách các Thị trường mới nổi và khu vực Đông Nam Á, đã trò chuyện cùng host Hảo Trần về tầm nhìn của Meta đối với metaverse và các doanh nghiệp có thể làm gì để tận dụng Meta trong việc xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với tương lai.

Ocircng Benjamin Joe Phoacute Chủ tịch của Meta phụ traacutech caacutec Thị trường mới nổi vagrave khu vực Đocircng Nam Aacute
Ông Benjamin Joe, Phó Chủ tịch của Meta phụ trách các Thị trường mới nổi và khu vực Đông Nam Á

Metaverse là gì?

Ben chia sẻ: “Sứ mệnh của chúng tôi là kéo gần khoảng cách giữa người với người và trao cho mọi người khả năng xây dựng cộng đồng.”

“Từ đó, mức độ hiện diện trong tương tác cũng sẽ tăng theo. Thử tưởng tượng thay vì trò chuyện qua màn hình 2D thế này, hai chúng ta có thể ngồi cạnh nhau trong metaverse dù thực tế không ở cùng nhau. Đó là điều mà chúng tôi đang hướng đến xây dựng. Tính hiện diện sẽ là một phần quan trọng trong các sản phẩm của chúng tôi vì tất cả chúng tôi đều muốn tạo ra những phương thức kết nối để đưa thế giới lại gần nhau hơn.”

Metaverse được tạo thành từ các không gian ảo, bạn có thể tự tạo và khám phá metaverse với những người đang không có mặt ngay cạnh bạn ở thế giới thực. Bạn sẽ có thể đi chơi với bạn bè, làm việc, vui chơi, học hỏi, mua sắm, sáng tạo mọi nơi mọi lúc.

Nhiều người cho rằng metaverse đang thay thế trải nghiệm trực tiếp. Tuy nhiên ngược lại, mục đích chính của metaverse là giúp tăng cường kết nối giữa con người, bất chấp khoảng cách vật lý. Nhờ đó, bạn có thể gặp một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình đang sống cách nửa vòng trái đất ngay chính trong nhà của mình.

Nguồn Meta
Nguồn: Meta

Tương lai và ứng dụng của metaverse

Vượt xa hơn các nền tảng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram và WhatsApp đang làm hiện nay, sứ mệnh của Meta là cho mọi người khả năng để xây dựng cộng đồng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn thông qua các sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm nhằm tăng cường kết nối giữa người với người, đặc biệt là trong công việc và kinh doanh.

Khi COVID-19 buộc chân chúng ta ở nhà và hạn chế đi đây đó, hình thức làm việc linh hoạt đã nở rộ để thích nghi với tình hình lúc đó. Mọi người có thể làm việc ở bất cứ đâu họ cảm thấy thoải mái và an toàn, đồng thời được cấp quyền truy cập vào các không gian ảo để hoàn thành công việc hiệu quả.

Một ví dụ là ứng dụng kết nối dành cho doanh nghiệp Workplace do Meta phát triển. Workplace giúp thúc đẩy tinh thần gắn kết và tăng tương tác giữa nhân viên của các công ty lớn và nhỏ. Nhờ đó, nhân viên và quản lý cấp cao có thể dễ dàng giao tiếp trong thời gian thực, đảm bảo tất cả đội ngũ đều có đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Các giao dịch kinh doanh và quan hệ hợp tác cũng được thực hiện trên metaverse. Các bên có thể vào phòng họp ảo với các công cụ và tính năng cho phép các cuộc thảo luận lành mạnh xuyên suốt và thúc tiến hiện thực hóa những tầm nhìn sáng tạo.

Các sản phẩm như Meta Quest, Meta Portal, Novi cũng đang tạo ra những tác động lớn đến sự gắn kết và kết nối. Hơn nữa, các nền tảng này cung cấp đa dạng các giải pháp để nâng cao hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe, cũng như nâng cấp lối sống.

Làm việc từ xa, giáo dục, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giải trí và hỗ trợ cộng đồng chỉ là vài trong nhiều lĩnh vực được thúc đẩy lên một tầm cao mới nhờ metaverse. Có thể thấy, metaverse đã giải quyết được bài toán về khoảng cách vật lý nhờ những công cụ nhập vai ảo, kéo gần mọi người lại với nhau hơn.

Sứ mệnh của Meta lagrave keacuteo gần khoảng caacutech giữa người với người vagrave trao cho mọi người khả năng xacircy dựng cộng đồng Nguồn Meta
Sứ mệnh của Meta là kéo gần khoảng cách giữa người với người và trao cho mọi người khả năng xây dựng cộng đồng. | Nguồn: Meta

Cơ hội cho thị trường Đông Nam Á và Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng internet siêu năng động. Đây là yếu tố thuận lợi để Việt Nam khám phá và phát triển các cơ hội đến từ metaverse, đặc biệt khi hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới trong nước hiện được đánh giá là lớn thứ ba ở Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: Xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số chiếm 20% GDP cả nước trong 5 năm tới. Làm thế nào để đạt được điều này?

Sự tăng trưởng trong chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng công nghiệp 4.0 kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với thị trường Thực tế ảo (AR) và Thực tế tăng cường (VR) ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Theo Meta, 80% người dân Việt Nam cho biết họ xem công nghệ như AR là một phương tiện để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo. Meta cũng cho thấy 68% người mua sắm ở khu vực này muốn trải nghiệm sản phẩm ngay tại nhà của họ.

Trong 10 năm tới, các nhà đầu tư và các bên liên quan tại Việt Nam sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào các ngành như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và vận tải. Trong bối cảnh đại dịch vẫn đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ vào những lĩnh vực kinh tế truyền thống, làn sóng đầu tư khổng lồ vào các sáng kiến đổi mới và thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai.

Chuyển ngữ bởi Bích Trâm