4 Xu hướng tích hợp công nghệ vào F&B tại Việt Nam | Vietcetera
Billboard banner

4 Xu hướng tích hợp công nghệ vào F&B tại Việt Nam

Công nghệ đang được ứng dụng sâu trong ngành F&B để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing và tối ưu hoá khâu vận hành.
4 Xu hướng tích hợp công nghệ vào F&B tại Việt Nam

"Tận mục sở thị" món ăn trước khi gọi món với công nghệ AR. | Nguồn: Shutterstock

Flavors conference's sponsors 2024

Theo báo cáo của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia công bố năm nay, 76% các doanh nghiệp F&B cho biết công nghệ giúp họ tăng tính cạnh tranh, đồng thời họ cũng sẵn sàng đầu tư vào công nghệ nhiều hơn. Ở phía khách hàng, họ cũng ưu tiên những công nghệ giúp tăng tốc độ và tiện lợi khi gọi món và thanh toán mọi lúc, mọi nơi.

Với công nghệ, doanh nghiệp F&B có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing và tối ưu hoá khâu vận hành.

Vậy đâu là những xu hướng công nghệ “được lòng" cả doanh nghiệp và khách hàng trong lĩnh vực F&B?

Menu điện tử

Thay vì sử dụng thực đơn truyền thống, menu điện tử (e-menu) hiển thị danh sách món ăn, đồ uống với giá bán và hình ảnh trực quan trên các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy POS bán hàng,...

Cũng theo báo cáo bên trên, 60% khách ăn tại chỗ cho biết họ muốn có thiết bị cầm tay để đặt món và 65% muốn dùng để thanh toán. 63% người khảo sát cũng thoải mái khi gọi món và thanh toán qua điện thoại.

alt
Nguồn: Sapo

Không chỉ mang lại sự thoải mái và tự chủ cho thực khách, việc order món ăn qua thiết bị cầm tay còn giảm tải đi thời gian nhân viên đứng đợi khách gọi món, từ đó tăng tốc độ phục vụ.

Đồng thời, e-menu còn thay thế tác vụ ghi chép thủ công để thông tin chính xác và nhanh chóng hơn, tránh sai sót, đặc biệt là vào những khung giờ đông khách.

Loại menu mới này cũng cho phép chỉnh sửa và thêm món dễ dàng hơn. Mỗi khi cần thêm món ăn hay thay đổi giá, nhà hàng chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản không ảnh hưởng đến toàn bộ thiết kế.

Các loại e-menu phổ biến

alt
(Trái) Thực đơn trên máy tính bảng của Hadilao - (Phải) Hệ thống máy kiosk gọi món tại McDonald's
  • Menu điện tử QR code

Khách hàng sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR được đặt trên bàn, menu standee, poster để truy cập thực đơn. Các nhà hàng ứng dụng hình thức menu điện tử này có Chang Kang Kung hay CoCo Ichibanya.

  • Menu tích hợp trên máy tính bảng và kiosk tại nhà hàng

Hình thức tự đặt món qua máy kiosk đã phổ biến ở Nhật Bản, Mỹ, Canada hay Singapore từ lâu nhưng phải đến 2017 mới lần đầu được Mcdonald's giới thiệu tại Việt Nam. Đây có thể xem là phiên bản sơ khai của e-menu

Một số chuỗi nhà hàng nổi bật hiện nay đang áp dụng menu điện tử trên máy tính bảng là Haidilao hay các nhà hàng thuộc thương hiệu Golden Gate như Manwah.

Tích hợp thực tế ảo tăng cường (AR)

AR (Augmented Reality) hay thực tế ảo tăng cường là công nghệ quen thuộc với công chúng, đặc biệt là khi trò chơi Pokémon GO! nổi tiếng. Trong ngành F&B, AR được ứng dụng trong marketing nhằm số hoá trải nghiệm người dùng, gây hứng thú và tăng tương tác giữa với khách hàng với thương hiệu.

Một số cách tiếp cận AR mà bạn có thể chưa biết:

Tích hợp AR vào menu:

Menu tích hợp AR mang đến cho khách hàng trải nghiệm phygital (kết hợp giữa physical và digital) - trải nghiệm giữa môi trường số (kỹ thuật số, trực tuyến) và không gian thực tế.

Một trường hợp điển hình cho phương pháp này là BareBurger. Năm 2018, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh này đã kết hợp với startup công nghệ Kabaq để tạo ra thực đơn AR.

Thực khách chỉ cần quét mã Snapcode bằng ứng dụng Snapchat và một chiếc burger ngay lập tức xuất hiện trên màn hình điện thoại dưới dạng sticker. Người dùng không chỉ dễ dàng xem trước món ăn mà còn có thể phóng to thu nhỏ sticker để tạo dáng chụp hình và chia sẻ trên mạng xã hội, từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu.

Ngoài ra, nhà hàng còn có thể thêm vào những thông tin như nguyên liệu, số calo vào cùng với hình ảnh món ăn. Chức năng này rất hữu ích với những thực khách có chế độ đặc biệt hay cần tránh những nguyên liệu gây dị ứng. Một cách thú vị dể quan tâm khách hàng!

Kể câu chuyện thương hiệu

Tại Việt Nam, vào năm 2021 Tetra Pak và Vinasoy đã cùng bắt tay để mang công nghệ AR đến sản phẩm sữa đậu nành Fami. Người tiêu dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng PackStory, sau đó quét mã AR code trên vỏ hộp Fami rồi lựa chọn trải nghiệm câu chuyện về hạt đậu nành hoặc câu chuyện về vỏ hộp giấy.

alt
Nguồn: Tetra Pak

Thanh toán không tiền mặt

Giờ đây, bạn chỉ cần ra đường với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet là có thể thanh toán hầu như bất cứ dịch vụ gì mọi lúc, mọi nơi. Đây là minh chứng cho sự nở rộ của “nền kinh tế không tiền mặt".

Sở hữu dân số trẻ, nhạy bén với công nghệ và có tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao với độ phủ 4G đến 99,8%, - những yếu tố góp phần thúc đẩy xu hướng thanh toán số tại Việt Nam. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong tháng 1/2024, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng 63,3% về số lượng và 41,45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

alt
Thanh toán QR ở mọi cung đường ngõ hẻm. | Nguồn: Vietnamnet

Thanh toán số mang lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Vì vậy các ngành dịch vụ như nhà hàng khách sạn và du lịch đều tăng tốc gia nhập cuộc chơi. Giờ đây, ngay cả những gánh hàng rong, những quán lề đường đều cho phép thực khách quét mã QR để thanh toán.

Mastercard, một trong những công ty công nghệ thanh toán toàn cầu hàng đầu, luôn cam kết thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong đa dạng lĩnh vực của đời sống. Là một phần của cam kết này, chương trình “One Dines Free” được Mastercard xây dựng dành riêng cho các tín đồ ẩm thực, mang đến những trải nghiệm thanh toán tiện lợi, giúp mỗi bữa ăn trở thành một kỉ niệm vô giá trọn vẹn.

alt
Nguồn: Mastercard

Chương trình hiện đang diễn ra tại các nhà hàng đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Khi thanh toán bằng thẻ Mastercard, thực khách sẽ được miễn phí một món chính tại những nhà hàng này.

Tiềm năng của AI

Ngành F&B phải đối mặt với áp lực không ngừng từ chi phí tăng cao, các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt, vệ sinh an toàn thực phẩm áp lực phải thích nghi nhanh với sự thay đổi của người tiêu dùng cũng như những tiêu chí mới như tính bền vững và ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị).

Trước những khó khăn này, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và gần đây là Gen AI (AI tạo sinh) vào quy trình hoạt động.

alt
AI có thể giúp nhà hàng quản lý, giám sát và phân tích hiệu quả của chuỗi cung ứng. | Nguồn: Shutterstock

Một số ứng dụng của AI trong ngành F&B có thể kể đến là:

  • Đưa ra dự đoán trên cơ sở dữ liệu: AI có thể phân tích những dữ liệu hiện có và đưa ra dự đoán xu hướng người tiêu dùng, từ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh ngân sách và đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.
  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng: AI có thể giúp nhà hàng quản lý, giám sát và phân tích hiệu quả của chuỗi cung ứng, từ đó đảm bảo tính minh bạch cho sản phẩm, giảm thiểu các nguy cơ về an toàn thực phẩm và đưa ra gợi ý để tối ưu hoá vận hành. Ngoài ra, AI có thể dự báo mức tồn kho và giảm lãng phí,.

Một trong những thương hiệu F&B lớn tận dùng công nghệ AI là Starbucks. Năm 2019, Starbucks cho ra mắt Deep Brew - nền tảng AI tích hợp trên ứng dụng Starbucks Rewards.

alt
Ứng dụng Starbucks Rewards của Starbucks. | Nguồn: Shutterstock

Deep Brew tập trung nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng. Bằng cách phân tích mọi tiêu chí của khách từ vị trí, thời điểm (thậm chí thời tiết), lịch sử mua hàng, cách tương tác với ứng dụng, số lượng chỗ của các cửa hàng,...

Deep Brew sẽ gửi đến khách đề xuất mua hàng hoặc khuyến mãi phù hợp nhất. Thậm chí nền tảng AI này còn có thể kiểm soát nội bộ như xếp lịch làm việc, bảo trì máy móc, quản lý hàng xuất - nhập, và mở rộng quy mô của từng cửa hàng.

Flavors Vietnam, chuỗi sự kiện thường niên do Vietcetera cùng Mastercard đồng tổ chức, đã chính thức trở lại trong năm 2024. Kéo dài trong 5 tháng, Flavors Vietnam 2024 vẫn tiếp nối sứ mệnh vinh danh ngành F&B Việt Nam với thông điệp “Ẩm thực là để sẻ chia.”

Thuộc khuôn khổ Flavors Vietnam 2024, Hội thảo Flavors 2024 với chủ đề “Ngành F&B Việt Nam: Nội lực bền cùng tiềm năng lớn" hứa hẹn hội tụ những chuyên gia F&B đầu ngành để cùng tôn vinh và thảo luận về quá khứ, hiện tại và tương lai của ngành F&B Việt Nam.

Địa điểm: Khách sạn New World Saigon, 76 Đ. Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Thời gian: 9:00 - 16:00, thứ Tư, ngày 18/09/2024

Để tìm hiểu thêm về sự kiện và đăng ký tham gia, truy cập website hoặc liên hệ chúng tôi qua @events.rsvp@vietcetera.com

Chân thành cảm ơn các nhà tài trợ và đối tác của Hội thảo Flavors 2024: Title Sponsor (Mastercard), Major Sponsor (Diageo - Công ty sở hữu các thương hiệu Johnnie Walker, Tanqueray và Don Julio), Venue Sponsor (New World Saigon Hotel), Partner Sponsor (Nestle ProfessionalTân Nhất Hương), Travel Partner (Be), Communications Partner (VERO), Content Curator (Kamereo Vietnam) và Creative Partner (InSpace-Creative).

Thưởng thức có trách nhiệm, 18+.
Không chia sẻ nội dung này cho người dưới 18 tuổi.