Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, thế hệ Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) chiếm tới 47% dân số cả nước (45 triệu người) và đang trở thành nhân tố chính đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay. Trước sự gia nhập của một lượng lớn khách hàng tiềm năng, các ngân hàng và doanh nghiệp fintech đang ngày càng nỗ lực hiện đại hoá hình ảnh, đẩy mạnh số hoá và trải nghiệm cá nhân hoá để thu hút thế hệ am hiểu công nghệ.
Hơn nữa số hoá còn được ngân hàng tận dụng để phân tích và hiểu rõ hơn thói quen tiêu dùng của đa dạng tệp khách hàng, từ đó mang đến những dịch vụ và sản phẩm phù hợp, đáp ứng sâu hơn với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm tài chính linh hoạt, tiện lợi như các gói tài khoản 0 phí, không điều kiện, đầu tư từ số tiền nhỏ (micro-investing)... là một phần trong nỗ lực này.
Một ví dụ điển hình gần đây là tài khoản Siêu Lợi Suất vừa được VIB ra mắt vào ngày 17/2/2025, với thông điệp “Đánh thức dòng tiền nhàn rỗi”. Sản phẩm đánh trúng vào tâm lý của nhiều đối tượng khách hàng thông qua những tiện ích: dễ sử dụng, lợi suất từ 2,5-4,3%/năm, bảo đảm nguồn tiền nhàn rỗi sinh lời mỗi ngày mà vẫn giữ tính thanh khoản cao (chi tiêu, rút tiền linh hoạt nhưng vẫn giữ được lợi suất đã tích lũy).
Một sản phẩm hay ho xứng đáng được lan tỏa rộng. Truyền thông vì thế cũng là cách ngân hàng nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm tài chính của xã hội. Vậy, VIB đã làm gì?
4 Công thức lan toả của VIB
1. Nhân vật đủ quen mặt, câu chuyện đủ thân thuộc
Ngày 12/3, VIB công bố iTVC (TVC online, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội) cho tài khoản Siêu Lợi Suất với sự góp mặt của dàn diễn viên/nghệ sĩ tên tuổi quen mặt trên màn ảnh rộng và sóng truyền hình như MC Trấn Thành, diễn viên Quốc Anh, Uyển Ân và Sam.
Việc “chọn mặt gửi vàng” những cái tên quen thuộc, có hình ảnh tốt với khán giả đại chúng giúp ngân hàng tăng độ hiện diện với đa dạng tệp khách, đồng thời cho thấy “độ chịu chơi” và nghiêm túc của VIB trong việc dẫn đầu xu thế marketing.
Trong iTVC, khán giả sẽ bắt gặp 3 chân dung nhân vật với những nỗi lo tài chính rất đời thường trong cuộc sống mà ai trong chúng ta cũng có thể đồng cảm:
- Một người mẹ vừa bận việc nhà, vừa đau đầu trước việc phân bổ chi phí sinh hoạt.
- Một nhân viên văn phòng đam mê công việc nên không có thời gian tìm kiếm tình yêu.
- Một người trẻ livestream bán hàng nhưng không lúc nào ngon giấc vì đau đáu dòng tiền vào ra.
Dù ở tình cảnh nào, các nhân vật đều tìm được cho mình một giải pháp chung; đó là tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB. Sản phẩm này giúp họ tối ưu hóa tiềm năng của dòng tiền ngay cả khi đang ngủ
2. Tạo dấu ấn thương hiệu lâu dài với iTVC
Giữa thời đại nội dung ngắn, tại sao VIB lại chọn iTVC với một kịch bản có nội dung truyền tải hơn 2 phút 30 giây?
Đầu tiên, iTVC cho phép VIB có thể vừa chạm được tới đa thế hệ khách hàng qua các kênh mạng xã hội. Đồng thời, so với những quảng cáo chỉ vài giây trên các nền tảng số, iTVC có thời lượng dài hơn, cho phép VIB được thỏa sức sáng tạo để xây dựng câu chuyện và truyền tải thông điệp hoàn chỉnh.
Để giữ chân người xem, iTVC của VIB được chia làm 5 phần với chuyển cảnh mượt, tạo cảm giác tiêu thụ 5 nội dung ngắn nhưng có tính liên kết với nhau. Tuy vậy, ba phần chính của iTVC có thời lượng tới 20 giây mỗi phần, nghĩa là gấp khoảng 2,5 lần so với khoảng chú ý (attention span) trung bình của một người trưởng thành. Để tạo cảm giác "tua nhanh" mà không nhấn tua, đạo diễn Nhu Đặng - người đứng sau thành công của MV "Bắc bling" - đã biến 20 giây đó thành một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Mỗi phần chính của iTVC này đều có mở đầu dồn dập, với nhạc nền tiết tấu nhanh, hiệu ứng vệt tốc độ (speed trail) hay hiệu ứng giọng nói chồng chéo nhau để thể hiện mức độ căng thẳng của nhân vật. Rồi đến cao trào, tàu siêu tốc chuẩn bị lao xuống thì bỗng... phanh gấp. Không gian tĩnh lại, tạo sân khấu cho nhân vật của Trấn Thành xuất hiện trước khi thả phanh để nhịp phim quay lại bình thường, nhưng thong thả hơn vì vấn đề đã được giải quyết.
Tàu khởi hành thì chẳng mấy chốc chân đã lại chạm đất. Người xem vừa định tua thì... quảng cáo đã hết rồi.
3. Kể chuyện bằng thủ pháp điện ảnh
Lấy cảm hứng từ Gary Unwin trong The Kingsman hay người bán hàng Gong Yoo trong series Squid Game, iTVC mới của VIB do Trấn Thành vào vai chính – Điệp viên 005 (không-không-ngủ) lịch lãm, có kỹ năng suy luận nhạy bén.

Anh luôn xuất hiện đúng lúc các nhân vật trăn trở tài chính với sứ mệnh đánh thức dòng tiền nhàn rỗi toàn xã hội. Qua 3 câu chuyện của 3 nhân vật - đại diện cho các tệp khách hàng mà VIB muốn hướng đến, Điệp viên 005 nhanh chóng đưa ra giải pháp cho nhiệm vụ bất khả thi này.
Đạo diễn Nhu Đặng đã đưa màu sắc điện ảnh vào, bao quát câu chuyện từng nhân vật trong mấy mươi giây, đặt để các hiệu ứng để tạo cảm xúc. Bên cạnh đó, đạo diễn chọn cách xử lý các câu chuyện theo hướng dí dỏm, hài hước, tuân theo cấu trúc kể chuyện 3 hồi kinh điển: Mở đầu đặt ra vấn đề, rồi đến Cao trào - áp lực vì không tìm ra giải pháp, cuối cùng là thoái trào bằng giải quyết vấn đề đã đặt ra.
Mỗi phần được sử dụng những thủ pháp điện ảnh đặc trưng để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Ví dụ như phần cao trào được đẩy lên kịch tích bằng hiệu ứng freezing - đóng băng khung hình, vốn vô cùng quen thuộc trong các bộ phim hành động như Spider-Man (2002) và The Matrix (1999).
Ngoài ra, phần thoái trào của câu chuyện người mẹ tất bật được đạo diễn Nhu Đặng nhấn nhá thêm hiệu ứng “con mắt tinh tường”. Nếu là một fan của series Sherlock Holmes do Benedict Cumberbatch đóng chính thì hẳn bạn sẽ không hề lạ lẫm với hiệu ứng này.
Với thủ pháp “con mắt tinh tường”, đạo diễn hướng máy quay tập trung vào đối tượng để phân tích và xâu chuỗi nhanh các manh mối. Từ đó, tạo sự thuyết phục với khán giả khi đưa ra giải pháp tài khoản Siêu Lợi Suất.
4. Tạo cộng hưởng từ câu chuyện cá nhân
"Trên đời làm gì có..."
Nếu trong iTVC, chỉ có một mình điệp viên 005 khẳng định "có nha!" cho những “phi vụ” tưởng như khó thành, thì ngoài đời, không ít người đã cùng hưởng ứng tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB với nhiều đánh giá tích cực, như doanh nhân Thái Vân Linh, Ivy Nhi Châu - CEO của Ivy+Partners...
Với Shark Linh, chăm sóc sức khoẻ tài chính là cách yêu thương bản thân thông minh nên chị rất ấn tượng với các tiện ích vượt trội của tài khoản Siêu Lợi Suất VIB, sản phẩm này giúp chị tối ưu đồng tiền nhàn rỗi một cách tự động, minh bạch.
Còn trong mắt một người làm truyền thông như chị Ivy Nhi Châu, chiến dịch iTVC là một chiến dịch thành công về mặt thông điệp, hình ảnh và khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người dùng sản phẩm, cụ thể hơn là... chính chị. Với chị, để tiền không nhàn rỗi rất quan trọng, nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là có sản phẩm tài chính dễ dùng, ít rủi ro, sinh lời đủ để uống vài ly matcha. Tài khoản Siêu Lợi Suất vì thế là giải pháp hợp lý.

Quảng cáo không phải là một trong 7 loại hình nghệ thuật được công nhận, nhưng chỉ cần nghiêm túc với sáng tạo, đầu tư vào đổi mới thì dù là ở lĩnh vực nào, tinh thần nghệ thuật luôn hiện hữu. Và đó là cách VIB làm truyền thông - quảng cáo với tính nghệ thuật cao, từ đó lan tỏa giá trị thực sự đến khách hàng.