Lòng tự trắc ẩn là gì và vì sao bạn cần nó | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
11 Thg 07, 2019

Lòng tự trắc ẩn là gì và vì sao bạn cần nó

Tự tin cũng có mặt trái. Thậm chí, đôi khi bạn cảm thấy bế tắc với việc trở nên tự tin bởi những nguyên do khách quan. Lòng tự trắc ẩn được xem là một phương thức thay thế giúp bạn có thể tránh được điều đó, nhưng vẫn có được hầu hết các lợi ích mà sự tự tin đem lại.

Lòng tự trắc ẩn là gì và vì sao bạn cần nó

Lòng tự trắc ẩn là gì và vì sao bạn cần nó

Chúng ta vẫn thường hay nghe tới những lợi ích to lớn của lòng tự tin (self-confidence), kèm theo là những phương pháp trở nên tự tin hơn. Điều đó không hẳn là thừa, khi tỷ lệ tự sát có xu hướng cao hơn ở những đứa trẻ có lòng tự tôn thấp. Trong công việc và cuộc sống, sự tự tin cũng giúp chúng ta quyết đoán hơn. Các quyết định đó có thể đúng hoặc sai, nhưng việc nắm bắt cơ hội và hành động sớm chắc chắn là tốt hơn so với việc cứ mãi tự ti và không dám làm gì cả.

Tuy nhiên, việc xây dựng lòng tự tin cũng có những mặt trái của nó. Trở nên tự tin quá mức sẽ dẫn đến tự cao và khó tiếp nhận ý kiến đóng góp từ người khác — một điều vô cùng quan trọng trong quá trình tự hoàn thiện bản thân của người trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta thiếu tự tin, và không phải nguyên nhân nào cũng là chủ quan. Gen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách, bao gồm sự tự tin của con người, cũng là nhân tố mà chúng ta không thể thay đổi. Thêm vào đó, việc nằm trong nhóm dễ bị phân biệt đối xử, như phụ nữ, người da màu, cộng đồng LGBTQ+,…, cũng khiến họ cảm thấy khó khăn hơn trong việc trở nên tự tin trong cuộc sống.

Tìm hiểu thêm: 5 Bài test tâm lý để biết bạn tự thương mình tới mức nào

Vậy có một hướng đi nào khác để chúng ta có thể phát triển bản thân?

Với tôi thì câu trả lời đó là lòng tự trắc ẩn (self-compassion). Tự trắc ẩn có nghĩa là đối xử tốt và hiểu rõ bản thân khi đối mặt với những trải nghiệm khó khăn và cảm xúc tiêu cực. Theo giáo sư Kristin Neff, người tiến hành nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này vào năm 2000, lòng tự trắc ẩn bao gồm 3 yếu tố:

1. Đối xử tốt với bản thân

Tự trắc ẩn coacute nghĩa lagrave đối xử tốt vagrave hiểu rotilde bản thacircn khi đối mặt với những trải nghiệm khoacute khăn vagrave cảm xuacutec tiecircu cực
Tự trắc ẩn có nghĩa là đối xử tốt và hiểu rõ bản thân khi đối mặt với những trải nghiệm khó khăn và cảm xúc tiêu cực.

Điều này bao gồm việc tự chấp nhận bản thân, kể cả những mặt tốt và chưa tốt, từ đó tự hoàn thiện mình. Con người không phải là một sinh vật hoàn hảo. Chúng ta có thể mắc rất nhiều lỗi lầm trong quá khứ, có thể dở tệ ở đa số các lĩnh vực và chỉ giỏi hơn một chút ở một số ít các lĩnh vực còn lại. Và bạn biết gì không? Điều đó hoàn toàn bình thường.

Theo Kristin Neff, “Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể có được, hoặc trở thành chính xác những gì chúng ta muốn. Khi bạn chấp nhận điều này, bạn sẽ vượt qua những cảm xúc tiêu cực với tâm thế bình thản hơn. Nhưng nếu chối bỏ sự thật này, bạn sẽ còn cảm thấy tệ hại, chán nản và căng thẳng hơn nhiều.”

2. Tin rằng bạn không cô đơn trong cuộc cuộc chiến của riêng mình

Ai cũng có những “trận chiến” cá nhân. Có thể bạn là một người đang gặp khó khăn trong việc tự yêu thương cơ thể mình, hoặc bạn là một người trẻ đang mất phương hướng trên con đường sự nghiệp. Ngoài nỗi thất vọng, bạn còn có cảm giác như thể chỉ mỗi bạn làm sai hoặc phải chịu đựng những khó khăn này, và điều đó càng khiến bạn cảm thấy thất bại hơn nữa.

Tuy nhiên, con người vẫn luôn là một sinh vật không hoàn hảo và phải chịu đau khổ theo cách này hay cách khác. Hãy tin rằng bạn không cô đơn. Những gì bạn đã và đang trải qua cũng là trải nghiệm của rất nhiều người khác.

3. Chánh niệm (mindfulness)

Chúng ta không thể chối bỏ những cảm xúc tiêu cực cũng như những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, càng chối bỏ cảm xúc của bản thân, những cảm xúc ấy lại càng trở nên mạnh mẽ. Điều này cũng tương tự như khi bạn đang buồn nhưng có ai đó lại an ủi là “thôi đừng buồn nữa” hoặc “hãy vui lên” vậy.

Đừng chối bỏ cảm xuacutec tiecircu cực Thay vagraveo đoacute hatildey chấp nhận chuacuteng magrave khocircng phaacuten xeacutet đuacuteng hay sai
Đừng chối bỏ cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, hãy chấp nhận chúng mà không phán xét đúng hay sai.

Tuy họ không có ý gì xấu, nhưng cảm xúc con người không phải là một loại công tắc có thể tắt đi bật lại bất kỳ lúc nào. Thay vào đó, chúng ta có thể chấp nhận chúng mà không phán xét là đúng hay sai. Hãy đặt mình vào vị trí một “người quan sát” những cảm xúc và suy nghĩ của mình, thay vì là “người trong cuộc” và cố gắng chống lại nó.

Lợi ích của lòng tự trắc ẩn

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tích cực của lòng tự trắc ẩn tới sức khỏe tâm lý của con người. Một nghiên cứu với sự tham gia của 46 nữ quản lý tại Brazil chứng minh rằng, lòng tự trắc ẩn đã giúp những người tham gia ít bị căng thẳng và trầm cảm hơn, cũng như đồng cảm hơn với người khác.

Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Úc với sự tham gia của 2448 trẻ vị thành niên, lòng tự trắc ẩn cũng cho thấy khả năng giảm thiểu những tác hại của việc thiếu tự tin. Những trẻ có sự tự tin thấp cũng ít bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý hơn nhiều nếu có lòng tự trắc ẩn cao.

Tựu trung, việc thiếu tự tin trong cuộc sống không phải là một điều tốt. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của nó có thể được giảm thiểu một cách tối đa nếu bạn rèn cho mình khả năng thấu cảm và lòng trắc ẩn với bản thân. Ngoài ra, đối với những người cảm thấy khó khăn trong việc trở nên tự tin, lòng tự trắc ẩn có thể là một phương thức khác giúp bạn nâng cao sức khỏe tinh thần.

Rèn luyện lòng tự trắc ẩn

Chúng ta luôn cố gắng tử tế, cảm thông và giúp đỡ người khác khi họ đang trải qua khoảng thời gian tồi tệ, đặc biệt là đối với những người chúng ta yêu thương. Thế nhưng, bao nhiêu người trong chúng ta đối xử tốt với bản thân mình tương tự như thế? Bao nhiêu người trong chúng ta xem việc trắc ẩn với bản thân hiển nhiên như đối với người khác?

Đừng quaacute khắc nghiệt với bản thacircn Hatildey thử đối xử với bản thacircn như đối xử với những người magrave bạn yecircu thương
Đừng quá khắc nghiệt với bản thân. Hãy thử đối xử với bản thân như đối xử với những người mà bạn yêu thương.

Hãy thử từng bước đối xử với chính bản thân như đối xử với những người mà bạn quan tâm. Khi họ làm sai, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Sẽ tức giận với tông giọng gay gắt, hay an ủi thật nhẹ nhàng? Sẽ thất vọng vì họ làm sai, hay động viên rằng con người không ai là hoàn hảo?

Ngoài ra, bạn có thể tập thói quen viết nhật ký, ghi lại những khó khăn cũng như cảm xúc tiêu cực của mình. Cảm nhận và đừng phán xét chúng, sau đó hãy thử viết ra những điều mà bạn sẽ nói với người bạn yêu thương trong trường hợp tương tự.

Việc rèn luyện lòng tự trắc ẩn là một quá trình liên tục, vì thế đừng nóng vội muốn trở nên hoàn hảo ngay lập tức. Đừng quá khắc nghiệt với bản thân. Hãy cho phép bản thân mắc sai lầm, học hỏi từ đó, và dần dần bạn sẽ nhận ra sự tiến bộ của mình.