KOL là gì mà nhãn hàng nào cũng tìm kiếm? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
22 Thg 09, 2021

KOL là gì mà nhãn hàng nào cũng tìm kiếm?

Tại Việt Nam, đôi khi chúng ta hay dùng hai khái niệm influencer và KOL để chỉ chung một cá nhân có tầm ảnh hưởng. Hai thuật ngữ này có nhiều điểm tương đồng, song vẫn có những khác biệt nhất định.
KOL là gì mà nhãn hàng nào cũng tìm kiếm?

Nguồn: Unsplash / Teona Swift

1. KOL là gì?

KOL (danh từ) là viết tắt của Key Opinion Leader, chỉ một cá nhân hay tổ chức có tầm ảnh hưởng và chuyên môn trong lĩnh vực nhất định, ý kiến của họ thường được tôn trọng và lắng nghe. Ví dụ: bác sĩ da liễu nổi tiếng giới thiệu một sản phẩm skincare, sản phẩm này sau đó sẽ được khách hàng săn đón và tin tưởng sử dụng.

KOL có thể được phân loại theo ngành nghề - nhà phê bình phim, cây bút chuyên nghiệp, chính trị gia; hoặc theo lĩnh vực - thời trang, ẩm thực, kinh doanh, nghệ thuật. Điều đặc biệt là, KOL không nhất thiết phải sử dụng tài khoản mạng xã hội hoặc có lượng người theo dõi lớn trên trang cá nhân.

Một số KOL nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến bác sĩ Ngô Đức Hùng, nhà thiết kế Nguyễn Công Trí, doanh nhân Linh Thái, Changmakeup.

2. Nguồn gốc từ KOL?

Thuật ngữ KOL xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1944 trong học thuyết ‘dòng chảy hai bước trong truyền thông’ (two-step flow of communication) của Paul Lazarsfeld. Học thuyết này cho rằng KOL là một trong những nhân tố chủ chốt tác động tới quan điểm của người tiêu dùng, không phải các phương tiện truyền thông đại chúng.

KOL được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực y học, sau này mới phổ biến trong lĩnh vực marketing. Với nhiều nhãn hàng, việc sử dụng hình ảnh của KOL để quảng bá sản phẩm không chỉ đem lại giá trị lợi nhuận mà còn tăng tính nhận diện thương hiệu.

Hạnh Lê, trợ lý điều hành tại agency EloQ Communications cho rằng, mặc dù Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của KOL, một KOL khi nhận quảng bá sản phẩm vẫn nên đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Duy trì tính xác thực: nội dung quảng cáo rõ ràng, đảm bảo thông tin đưa ra đúng sự thật. KOL nên trải nghiệm trực tiếp để hiểu rõ sản phẩm.

  • Quảng cáo có kiểm soát: phân phối thời gian đăng bài phù hợp.

  • KOL và nhãn hàng phải có những giá trị cốt lõi tương đồng: KOL chỉ nên nhận quảng cáo cho sản phẩm phù hợp với lối sống cũng như chuyên môn của mình.

3. Sử dụng KOL như thế nào?

Tiếng Anh

Công Trí is a famous KOL in the fashion industry. His design was used by Katy Perry in the MV "Immoral Flame".

Tiếng Việt

Công Trí là một KOL nổi tiếng trong giới thời trang. Thiết kế của anh từng được Katy Perry sử dụng trong MV "Immoral Flame".

4. Các từ liên quan đến KOL?

Influencer: Người sở hữu lượng follower lớn trên mạng xã hội. Influencer không nhất thiết phải có chuyên môn trong lĩnh vực học thuật. Sức hút của họ có thể đến từ khả năng sáng tạo, phong cách hoặc khiếu ăn nói. Họ biết cách tận dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu cá nhân. Tại Việt Nam, hai khái niệm influencer và KOL đôi khi được dùng chung để chỉ cá nhân có tầm ảnh hưởng.

Celebrity: Người nổi tiếng, thường hoạt động trong lĩnh vực giải trí.

Mass Seeder: Người chia sẻ thông tin, ý kiến từ các influencer, KOL nhằm quảng cáo đến một nhóm khách hàng nhỏ lẻ.

KOC (Key Opinion Consumer): Người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Họ thường dùng thử sản phẩm và đưa ra nhận xét khách quan, trung thực. Mặc dù không có nhiều người theo dõi như influencer nhưng KOC có thể tác động rất lớn đến quyết định mua hàng của follower.

5. Đọc thêm về KOL tại Vietcetera?

KOL Việt đang làm gì để có được sự tự chủ trong sáng tạo?

Trong thời đại mà mọi người bảo vui là “1 mét vuông có 10 KOL”, để tránh việc bị chi phối quá nhiều bởi các booking quảng cáo, tài chính bền chắc là một yếu tố bắt buộc của người làm nội dung.

Influencer kiếm tiền thế nào?

Sức kết nối của mạng xã hội đang tạo ra một sân chơi sáng tạo và kinh doanh mới, mà ở đó bất kỳ ai cũng có thể trở thành người ảnh hưởng. Bài viết này tập trung vào bóc tách các nguồn thu chủ yếu có thể tạo ra nhờ khả năng tác động đến suy nghĩ, hành vi tiêu dùng qua các kênh truyền thông xã hội. Không phân biệt các influencer có đang đồng thời là KOL hay celebrity (như diễn viên, ca sĩ, vận động viên…).